Điều trị viêm đại tràng bằng tây y có khỏi không? Viêm đại tràng là một trong những căn bệnh phổ biến đường tiêu hóa. Trong giai đoạn đầu, viêm loét đại tràng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong công việc.
1. Điều trị viêm đại tràng bằng tây y có khỏi không?
Đây là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc vì nếu bệnh không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể trở thành mãn tính, hoặc gây các biến chứng nguy hiểm như polyp đại tràng, ung thư đại tràng…Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng do vi khuẩn gây nhiễm trùng ruột kết: Nguyên nhân do người bệnh ăn phải thức ăn kém vệ sinh, ôi thiu gây ngộ độc thực phẩm. Nếu người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời để bệnh kéo dài có thể dẫn đến tiêu chảy ra máu, cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Bệnh viêm đại tràng do lị amip: Amip rất nguy hiểm, chúng lẫn vào thức ăn, đi qua dạ dày, ruột non, cuối hỗng tràng và vào đại tràng gây bệnh.
Bệnh viêm đại tràng do lao: Bệnh thường thứ phát sau khi bị lao phổi hoặc cũng có trường hợp lao ruột nguyên phát do nhiễm khuẩn lao qua đường ăn uống.
Căng thẳng nhiều, lo lắng, mất ngủ… cũng là nguyên nhân hình thành bệnh, làm rối loạn vận động của đường tiêu hoá, trong đó có cả đại tràng. Người bệnh ăn những thực phẩm không hợp lý, như thức ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị, cũng làm cho triệu chứng của bệnh viêm đại tràng xuất hiện.
2. Cách điều trị bệnh viêm đại tràng bằng Tây y
Để điều trị bệnh viêm đại tràng bằng tây y các bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc uống và phẫu thuật nếu bệnh trở nên nghiêm trọng để làm giảm các dấu hiệu cùng triệu chứng ngắn hạn hay dài hạn của bệnh. Hiện nay, trên thị trường đang lưu hành rất nhiều loại thuốc Tây y dùng trong giảm, kìm chế các triệu chứng của bệnh.
Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị viêm đại tràng cấp với các loại thuốc chống viêm đại tràng như sau:
Thuốc chống viêm: bước đầu trong việc chữa trị bệnh viêm đại tràng gồm: Sulfasalazine (Azulfidine), balsalazide (Colazal) và olsalazine (Dipentum), Mesalamine (Tidocol, Rowasa, những loại khác), thuốc chống viêm tại đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc có một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng hay đau đầu.
Corticosteoid giúp giảm viêm hiệu quả tuy nhiên Corticosteoid có một số tác dụng phụ như huyết áp cao, loãng xương, gây tăng cân, tăng cao độ nhạy cảm của nhiễm trùng.
Ức chế lại hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hơn là điều trị viêm. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như viêm gan, tuyến tụy, suy tủy xương, dị ứng…
2.1 Nhiều loại thuốc điều trị viêm đại tràng khác
Thuốc kháng sinh: Bệnh viêm đại tràng với nguyên nhân do ký sinh trùng, vi khuẩn, lao…Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa hay kiểm soát lây nhiễm đối với những người bị bệnh viêm đại tràng.
Biseptol 480mg: 02 v/ ngày, Ciprofloxacin 500mg: 04v/ngày, Metronidazol 250mg: 04 v/ngày, thời gian sử dụng thường 5 – 7 ngày.
Các nhóm thuốc co thắt lưng đại tràng, chống đau: Phloroglucinol (Spasfon) viên 80 mg: 04 viên/ngày, ống tiêm 40mg: 01 – 03 ống/ngày. Viên đặt dưới lưỡi 80mg: 02 viên/ngày.
Thuốc có khả năng điều hòa rối loạn cơ nặng nhu động ruột về nhịp bình thường: Mebeverin (Duspatalin) viên nén 100mg
Liều dùng: 1 – 2 viên x 3 lần/ngày, Trimebutin (Debridat) viên 100mg. Liều dùng: 1 – 2 viên/3 lần/ngày.
Thuốc có tác dụng chống co thắt, làm giảm đau, giảm các triệu chứng: Rối loạn vận động của đại tràng, đầy bụng khó tiêu. Các loại thuốc chống co thắt cơ trơn Buscopan, Spasmaverin làm giảm đau hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng.
2.2 Nhóm thuốc cầm tiêu chảy
Actapulgite: Thuốc có khả năng bao phủ lớn, tạo một lớp màng đồng nhất sau khi vào ruột, giúp che chở hiệu quả cho niêm mạc, hấp thu chất độc và khí độc. Thuốc còn giúp cầm máu ở những địa điểm do tác dụng của những yếu tố của tiến trình đông máu. Sử dụng trong thời gian khoảng 2 – 3 gói/ngày.
Loperamid: Thuốc giúp giảm nhu động đẩy tới, làm giãn thời gian lưu thông ruột, giúp tăng lực cơ thắt ở hậu môn. Thuốc còn giúp giảm số lần ở bệnh nhân mở thông hồi tràng, giảm thể tích của phân cũng như làm cứng cho độ đặc của phân. Liều thuốc uống khoảng từ 1 đến 6 viên, với liều từ 1 đến 2 viên/ngày.
Smecta: Thuốc có khả năng bao phủ niêm mạc rất lớn, tăng sức chịu đựng cả lớp gel trên niêm mạc khi bị tấn công. Những hàng rào niêm mạc tiêu hóa, có độ bám cao nên giúp thuốc bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Liều thuốc uống khoảng 2 đến 3 gói/ngày.
–Dưới 1 tuổi : 1 gói/ngày.
–Từ 1 đến 2 tuổi: 1 đến 2 gói/ngày.
–Trên 2 tuổi : 2 đến 3 gói/ngày.
Có thể hòa tan thuốc trong nước 50ml, uống trong ngày hoặc trộn đều thuốc với thức ăn sệt đối với trẻ em.
Người lớn có thể sử dụng trung bình 3 gói/ngày, hòa tan với nửa ly nước.
<<< Xem thêm: Chỉ với 10 quả nhót xanh – Viêm đại tràng thể lỏng không đánh mà bay
Trên thực tế, điều trị viêm đại tràng bằng tây y có hiệu quả nhanh trong việc làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp tính. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây lâu dài có thể sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy… Thậm chí, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như gây loét dạ dày, tăng men gan, suy gan, suy thận, tăng huyết áp, hạ đường huyết,… Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột nên khi người bệnh ngừng sử dụng bệnh viêm đại tràng rất dễ tái phát.
Để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, đại tràng co thắt hiệu quả, người bị bệnh nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên được bào chế trên công nghệ hiện đại như viên đại tràng Colmin của công ty Dược phẩm Fansipan.
3. Viên Đại Tràng Colmin
Viên đại tràng ColMin là sản phẩm mang tính đột phá mới. Được bào chế hoàn toàn từ cao chiết chuẩn hóa 3 loài thảo mộc quý là: Nhũ hương, Xuyên tâm liên và curcumin chiết xuất từ củ Nghệ vàng, qua dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP và được Bộ Y tế cấp chứng nhận về ATTP.
Theo Tài liệu khoa học:
- Nhũ hương: Từ lâu, YHCT Ấn Độ đã sử dụng Nhũ hương như 1 thảo dược hàng đầu cho bệnh viêm đại tràng. Với công năng kháng và tiêu viêm mà ít dược thảo nào có được, Nhũ hương giúp ức chế mạnh enzyme 5-lipoxygenase (en dim 5 li pô xi den na) gây viêm cho hiệu quả cao trong điều trị các bệnh viêm mãn tính như viêm loét đại tràng, bệnh đại tràng chức năng mà không gây ra tác dụng phụ thường gặp khi dùng các thuốc kháng viêm không steroid thông thường.
- Xuyên tâm liên: Đóng vai trò “Thần” theo YHCT (quân-thần-tá-sứ) khi kết hợp cùng Nhũ hương: Xuyên tâm liên giúp thanh nhiệt giải độc, kiện tỳ, táo thấp cầm lî, chủ trị các chứng bao gồm tiêu chảy ra máu, đau bụng, sốt, chống viêm loét ở đại tràng, chán ăn và có chất nhầy trong phân…. bớt rối loạn đại tiện và bổ trợ gan, thận theo YHCT, tốt cho cả 2 bệnh dạ dày và đại tràng.
- Curcumin: Nghệ vàng từ lâu đã được chứng minh có vai trò quan trọng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo YHCT, nghệ đóng vai trò vị “Tá”, có nghĩa là vai trò của chất dẫn, hỗ trợ chủ trị. Ngoài ra, Curcumin từ nghệ vàng còn giúp chống viêm, bổ gan, lợi mật, làm lành vết loét và hấp thu các vị thảo dược chủ trị tốt hơn.
Bạn có thể tìm mua Viên đại tràng Colmin tại các nhà thuốc trên cả nước, hoặc đặt mua ngay TẠI ĐÂY.
Hãy để các chuyên gia giải quyết những vấn đề về đại tràng của bạn ngay hôm nay bằng cách gọi đến số hotline: 093.235.6699. Hoặc để lại thông tin và tình trạng bệnh chuyên gia sẽ xếp lịch tư vấn cho bạn.
XEM THÊM: “VIÊN ĐẠI TRÀNG COLMIN CÓ GÌ ĐẶC BIỆT”
>>> Xem thêm
- Viêm đại tràng co thắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Tìm thấy 5 Bài thuốc chữa viêm đại tràng co thắt cực kỳ hiệu quả từ thuốc Nam